Monday, June 1, 2009

Chuyện vui âm nhạc


Căn bản mà nói, có thể chia âm nhạc làm hai loại:
1. Âm nhạc "Cổ Ðiển", là thứ âm nhạc do các nhạc sỹ người Ðức đã chết sáng tác, và nay được những nhạc công mặc đồng phục xi-mốc-kinh trình tấu.
2. Âm nhạc "Thông Thường", là thứ âm nhạc mà nhạc sỹ có thể là bất kỳ ai và nhạc công cũng có thể là bất kỳ ai. Trên sóng phát thanh hiện nay, chúng ta chủ yếu nghe thể loại này. Nếu quý vị muốn kiếm nhiều tiền, quý vị nên đi vào thể loại "thông thường".
Ngày nay nhạc cổ điển phổ biến trong khoảng 300 người - đó là những nhạc công chơi nhạc cổ điển trên ti-vi. Một bản nhạc cổ điển dường như có thể kéo dài hàng ngày trời, do đó cần phải có ban nhạc đông như vậy mới có thể thực hiện trình tấu được.
Những học giả âm nhạc phân chia nhạc cụ thành năm loại:
- Nhạc Cụ Cần Thổi Vào Và Thỉnh Thoảng Phải Vẩy Nước Bọt Ði (còi, kèn tuba, trompet, cormorant, tribune)
- Nhạc Cụ Cần Phải Ðánh (trống, kẻng, rhomboid, homophone)
- Nhạc Cụ Dễ Giấu Kín (sáo)
- Nhạc Cụ Nội Thất (piano)
- Nhạc Cụ Có Lúc Có Giá Trị Lớn (violon) Những chiếc violon cực đắt do Antonius Stradivarius chế tạo. Chúng rất đắt vì được làm vô cùng tinh tế và khéo léo. Khi dùng cằm ấn vào đúng cách, một ngăn bí mật trong đàn sẽ lộ ra chứa đầy heroin tinh khiết.
Nhạc Rock 'n Roll ra đời từ nhạc Blue - một thể loại do những người nô lệ sáng tác. Chúng mang tên Blue vì chúng rất buồn. Cũng dễ hiểu thôi, làm nô lệ tất nhiên là đau khổ rồi.
Lời ca một bản Blue điển hình như thế này:
Vợ tôi quay gót mãi lìa xa
Lũ trẻ đơn côi cũng bỏ nhà
Thuốc thiếu bệnh xưa thêm trầm trọng
Khất thuế nên nay lại hầu toà
Nhạc Blue phổ biến trong tầng lớp người da đen trong một thời gian dài. Những nhạc công da đen, còn gọi là "negro", chơi nhạc Blue trong các quán lụp xụp và họ được rất ít tiền. Mãi đến đầu những năm 50, một số thanh niên da trắng lại thích nhạc Blue. Họ sửa đổi đôi chút và Rock 'n Roll ra đời, một thể loại âm nhạc cực kỳ thịnh hành hiện nay và biến những nhạc sỹ, nhạc công thành triệu phú rất mau chóng. Ðiểm khác biệt cơ bản giữa nhạc cổ điển và Rock 'n Roll: một bản nhạc cổ điển bao gồm khoảng chục giai điệu và không lời, còn một bản Rock 'n Roll có một giai điệu (có khi còn ít hơn thế) và có khoảng mươi lời. Những soạn giả Rock 'n Roll rất bận, họ luôn phải hoàn thành gấp bản nhạc để kịp đến một buổi hẹn hò quan trọng. Thỉnh thoảng họ chỉ kịp nghĩ ra vài lời. Lấy ví dụ bản "Ngồi ở La La", sáng tác vào những năm 60: Ngồi ở la la đợi chờ ya ya Uh huh, uh huh Ngồi ở la la đợi chờ ya ya Uh huh, uh huh Chắc tác giả định bụng rằng sau cuộc hẹn sẽ quay lại và điền nốt vào các chỗ "la la" và "ya ya". Nhưng đến lúc ấy ai đó đã đem phát hành bài hát thành hàng triệu bản, và không thể sửa lại được nữa. Một ví dụ khác là bản "Miền Ðất Ngàn Ðiệu Nhảy". Tác giả chắc đã nhận được một cú phôn và phải đi gấp, trước khi hoàn thành lời bài hát: Tôi đã nói na na na na na Na na na na na na na na na na Na na na na Một thể loại nhạc "thông thường" khác là nhạc "đồng quê". Thể loại này phổ biến giữa những kẻ nghiện ngập và bội bạc, nhưng muốn diễn tấu thì phải ăn mặc thật hài hước và phải hát giọng miền Nam. Một thể loại khác là nhạc "dễ hát dễ nghe". Thể loại này phổ biến trong thang máy, trong siêu thị, trong nhà tắm và phải được hát bằng giọng máy cày.

Dưới đây là một số truyện cười viết về âm nhạc

Không thể nào tin được Einstein rất mê chơi vĩ cầm, nhưng lại rất kém về nhịp. Trong một lần tập dượt chung với một số nhạc sĩ - bác học khác mà nhạc trưởng lại là nhạc sư Rubinstein nổi tiếng, ông cứ vào sai nhịp đầu hoài. Sau nhiều lần cố gắng tập lại cho ông mà vẫn không đạt kết quả, Rubinstein nổi cáu, giơ tay lên trời và than: - Thật không thể nào tin rằng một nhà bác học vĩ đại như ngài mà lại không thể nào đếm từ 1 đến 4 cho đúng được!
Vui vẻ hơn
Johannes Brahms là một nhạc sĩ không mấy vui tính. Từ thời còn trẻ, ông đã là một người rất mực yếm thế. Khi ông tiếp xúc với nhà xuất bản đầu tiên, nhà xuất bản này nói: - Ông Brahms thân mến, ông rất có tài, nhưng nhạc của ông buồn bã, u ám quá! Ông hãy viết cho tôi cái gì khác vui vẻ hơn. Vài hôm sau, Brahms trở lại: - Thưa ông, đây là một tác phẩm mới của tôi. - Hoan hô! Hẳn đây là một bản nhạc nhẹ nhàng, vui tươi hơn? - Tôi tin là như vậy. - Tốt lắm! Bản nhạc mới của ông như thế nào? - Đây là một ca khúc mở đầu bằng câu: "Tôi vui vẻ đi xuống mồ".
Rượu Brahms và rượu Bach
Niềm vui lớn nhất của Brahms là đi ăn tiệm, nhưng để tránh bị làm phiền, ông thường thay đổi nơi ăn. Một hôm, ông đến một cửa hiệu vô danh. Ông gọi người hầu bàn: - Ông làm ơn cho tôi một chai rượu loại ngon nhất ở đây. Người hầu bàn trả lời: - Thưa vâng. Hẳn là ngài sẽ hài lòng, vì loại rượu mà tôi sẽ mang ra là loại đặc biệt ngon hơn những thứ khác, giống như nhạc của Brahms hay hơn những nhạc khác vậy! - Hoá ra ông cũng quen biết ông Brahms? - Thưa không ạ, tôi làm gì có được cái vinh dự ấy! - Vậy thì ông làm ơn mang cho tôi loại rượu nào ngon hơn Brahms, như rượu Bach chẳng hạn.
Thầy nào trò nấy
Một sinh viên khoa sáng tác an ủi bạn mình trước kỳ thi: - Chớ có lo lắng gì cả. Cậu cứ lấy một bản nhạc của thầy, lộn từ cuối lên đầu, thế là xong! - Mình cũng đã thử làm rồi - Anh bạn thở dài thườn thượt - Hoá ra đấy là bản Valse của Schubert

Tận dụng cơ hội
Paderewski, Ignace Jan là một nhạc sư, một tay đàn piano kiệt xuất, đồng thời còn là một chính khách nổi tiếng của Ba Lan. Một hôm, khi đi qua một căn nhà, ông nghe có tiếng piano đánh một bài của ông, tuy không sai nhưng không có chút hồn vía nào. Ông nhìn lên trên cửa thấy có dòng chữ: "Marie, dạy piano, 1 zloty/giờ". Ông đẩy cửa bước vào, chào chủ nhân, rồi lẳng lặng ngồi xuống đánh lại bản nhạc đó. Sau khi nghe xong và nhận ra Paderewski, cô giáo rất mừng, cảm ơn ông hết lời.
Hôm sau, khi ông đi ngang căn nhà đó, ông thấy treo một tấm bảng mới, to hơn và đẹp hơn, với hàng chữ: "Marie, học trò của nhạc sư Paderewski, dạy piano, 4 zloty/giờ".

Sonata

Ở cạnh nhà em có một bà lấy chồng là nhạc sỹ, ông chồng, từ khi đươc bà này lấy chả bao giờ về quê vợ thăm bố mẹ vợ cả .Và bố mẹ vợ cũng chả biết công việc cụ thể của ông con Dể là làm những gì và làm như thế nào.Tết năm nọ tự nhiên ông này đổ đốn đòi về quê vợ ăn tết,về đến quê rồi mà xuốt ngày ông ấy chui vào nhà trong lụi cụi kẻ kẻ sau đó vẽ loằng ngoằng chấm đen, chấm trắng gạch ngang gạch dọc lên đó, rồi lại vo viên vứt vào xó nhà. Ông bố vợ ban đầu rất phấn khởi, tưởng con Dể mình là một người rất am hiểu về nghệ thuật viết chữ thảo nên đã đi quảng cáo khắp làng xem bà con cô bác nào thích treo câu đối, hoành phi thì tết đến.Còn bà mẹ vợ thì đương nhiên là sốt ruột vì công việc đồng áng lại còn cái tội ông con dể vứt bừa bãi giấy tờ rác cả nhà.Nhân tiện có bà hàng xóm sang chơi Bà ta la con gái:
- Hĩm ơi!! Mày xem chồng mày nó làm gì suốt ngày trong đó vậy ẹ con?
Cô con gái (chắc được chồng đêm nằm thủ thỉ) vẻ hiểu biết:
- Dạ ! Nhà con đang bận lắm mờ bu! Anh ấy đang dở sửa lại bản Sônát! Bà mẹ tự hào quay sang bà hàng xóm:
- Cha trả! cái thằng này khéo tay khéo tay vậy cơ à, đấy bác xem người thành phố, xô nát rồi mà nó còn sửa được ! À mà con ơi ,sau nhà còn mấy cái xô cũ , xắp nát hết rồi con bảo nó tiện tay sửa luôn lại mà còn đựng rác và để bu đi tưới rau!
Còn đây là một cách trả lời khác của gái
Dạ ! Nhà con đang bận lắm mờ bu! Anh ấy đang dở sửa lại bản Sônát! -Thôi "E" cho tao "Valse" đi,"Ngày mùa" bận bịu mà còn "Sonate" kai gì...Giúp bu làm quả "Milonga" kẻo "bố già"(TheGodfather) về rồi
"st"

No comments:

Post a Comment