Sunday, February 28, 2010

Khổng Tử học nhạc

Khổng tử mời nhạc sư nước Lỗ là Sư Tương dạy nhạc cho mình, học mười ngày mà vẫn luyện một khúc nhạc. Lỗ Sư Tương nói với Khổng Tử “Ngài đã học được khúc nhạc này rồi, có thể học sang khúc nhạc mới”.
Khổng Tử đáp “Tuy khúc điệu của nhạc đã học được nhưng kỹ xão chơi nhạc vẫn chưa học được”.
Được ít ngày Lỗ Sư Tương lại nói “Kỹ xão đã học được rồi, có thể chuyển sang khúc nhạc mới”.
Khổng Tử đáp “Tôi vẫn chưa thể nhận được ra tác giả khúc nhạc là ai và phong cách của tác giả”.
Một lúc sau Khổng Tử ngẩng đầu lên nói “A, tôi nhận ra phong cách của tác giả! Ngoài Chu Văn Vương ra ai có thể viết được thế này nữa!”.
Sư Tương vội vàng đứng dậy vái Khổng Tử mà rằng “Đúng rồi, khi dạy tôi bản nhạc này thầy giáo nói tên bản nhạc đó là “Văn Vương thao”
Tiếp sau đó Khổng Tử nói một chút cảm thụ của mình với âm nhạc “Cái gọi là nhạc chính là một loại cảm xúc của người ta, nó là tình cảm tự nhiên của con người không thể ép buộc hoặc xóa bỏ đi. Vì vậy một nhạc khúc chân chính là sự thể hiện tình cảm tự nhiên từ nội tâm của tác giả. Chính vì âm nhạc là tình cảm nội tâm của con người cho nên nó có thể lay động được con người, cảm hóa con người và có được tác dụng giáo dục thầm lặng và tự nhiên. Một người quân tử chân chính có trinh độ thì lời nói việc làm của bản thân người ấy giống một khúc nhạc có giai điệu hay, nó có thể thầm lặng ảnh hưởng đến người khác, cảm hóa được người khác! Chu Văn Vương chả phải một vị quân tử nhu vậy sao!”.

No comments:

Post a Comment