Monday, June 10, 2013

Đọc hay không đọc: Nghìn lẽ một đêm

Tôi đọc truyện “Nghìn lẽ một đêm” đầu tiên khi tôi lên bảy tuổi. Tôi cũng chỉ vừa học xong năm học học đầu tiên ở trường tiểu học. Tôi cùng anh trai đang đi nghỉ hè ở Geneva, Thụy Sỹ, nơi mà ba mẹ tôi chuyển tới sau khi ba tôi tìm được một công việc ở đó. Để giúp chúng tôi tăng khả năng đọc, dì tôi đưa cho chúng tôi một bộ sưu tập các câu chuyện “Nghìn lẽ một đêm” khi chúng tôi rời Istanbul,. Đó là một cuốn sách đẹp, in trên giấy chất lượng cao và tôi nhớ rằng tôi đã đọc bốn hoặc năm lần trong suốt mùa hè.

 Mỗi khi trời nóng, tôi trở về phòng của mình nghỉ ngơi sau bữa trưa, nằm dài trên giường, tôi đọc những câu chuyện na ná nhau hết lần này đến lần khác.
Nơi tọa lạc căn hộ của chúng tôi là một trong những đường phố cách xa bờ hồ Geneva, và như một cơn gió nhẹ thổi qua cửa sổ đang mở, giai điệu từ chiếc đàn Accordion của người ăn xin thổi qua bãi đất trỗng phía sau nhà của chúng tôi như cuốn  tôi  tới  vùng đất của Aladin, Ali baba.

 Tên của đất nước tôi ghé thăm là gì nhỉ? Chuyến thám hiểm đầu tiên của tôi là tới một vùng đất xa xôi và lạ lẫm, nơi đó nguyên thủy hơn đất nước của chúng tôi nhưng là một phần của một vương quốc thần tiên. Bạn có thể đi dạo xuống bất cứ con phố nào của Istanbul, gặp những người cùng tên như những anh hùng trong truyện và dường như điều đó khiến tôi cảm thấy một chút gần gũi với họ, nhưng tôi không thấy bất kỳ điều gì về thế giới của tôi trong những câu chuyện của họ; có lẽ cuộc sống là như thế này trong hầu hết các ngôi làng xa xôi của Anatolia nhưng không thể có  ở Istanbul hiện đại. Vì vậy, lần đầu tiên tôi đọc “Nghìn lẻ một đêm”, tôi đọc nó như là một đứa trẻ phương Tây, ngạc nhiên trước những điều kỳ diệu của phương Đông. Tôi không hể biết rằng những câu chuyện đó từ lâu đã thâm nhập vào nền văn hóa của chúng tôi từ Ấn Độ, Ả Rập và Iran; hay thậm chí là Istanbul, nơi tôi sinh ra, đó là một trong những minh chứng sống cho truyền thống mà từ đó những câu chuyện tuyệt vời được nảy sinh; hay những ước lệ như: những lời dối trá, thủ đoạn, lừa bịp, tình yêu và sự phản bội, sự cải trang, bóp méo sự thật hay những sự ngạc nhiên đã khắc sâu vào sự rối rắm của thành phố quê hương tôi và những linh hồn bí ẩn ở đó.

Mãi sau này tôi đã phát hiện ra từ những cuốn sách khác đã chỉ ra rằng những truyện đầu tiên mà tôi đọc về “Nghìn lẽ một đêm” đã không được chọn lọc từ những bản thảo nguyên gốc của Antonine Galland, một dịch giả người Pháp đã xếp thành một bộ hợp tuyển đầu tiên mà ông tuyên bố là mình đã mua ở Syria. Galland đã không lấy truyện “Ali Baba và bốn mươi tên cướp” và “Aladin và cây đèn thần” từ trong sách, ông đã nghe được những truyện đó từ một giáo đồ Kito Ả rập tên là Hanna Diyab và chỉ viết chúng ra mãi về sau này, khi ông đặt hai truyện đó vào chung tuyển tập của mình.
Điều này đưa chúng ta đến chủ đề thực tế: “Nghìn lẻ một đêm” là một điều kỳ diệu của văn học phương Đông. Nhưng vì chúng ta sống trong một nền văn hóa đã bị cắt đứt mối liên hệ với di sản văn hóa riêng của mình và quên những gì nó nợ Ấn Độ và Iran, mà đáng lẽ ra "Nghìn lẽ một đêm" phải được chuyển giao cho chúng ta và tạo nên cơn chấn động với văn học phương Tây thì nó lại trở lại với chúng ta qua những nước Châu Âu khác.Mặc dù nó đã được xuất bản thông qua nhiều ngôn ngữ phương Tây, đôi khi được dịch bởi những dịch giả giỏi nhất thời đại, nhưng cũng có thể bởi những kẻ lạ lùng, loạn trí và ngu xuẩn nhất.

[..]

Cùng thời gian đó, tuyển tập của Galland bắt đầu được xuất bản vào năm 1704 là có ảnh hưởng nhất, được đọc nhiều nhất suốt một thời gian dài. Dù không quá lời khi có thể nói rằng lần đầu tiên một chuỗi các câu chuyện tưởng không bao giờ kết thúc đã xuất hiễn như một thực thể hữu hạn và những câu chuyện đó làm cho các ấn bản của nó trở nên sự nổi tiếng toàn thế giới. Tuyển tập đã gây ảnh hưởng rộng rãi và mạnh mẽ lên cách viết văn của Châu Âu và làm nó tốt hơn trong suốt phần còn lại của thế kỷ. Những cơn gió “Nghìn lẽ một đêm” đã thổi qua những trang văn của Stendhal, Coleridge, De Quincey, và Poe. Nhưng nếu chúng ta đọc tuyển tập từ đầu tới cuối, chúng ta có thể nhìn thấy giới hạn của sự ảnh hưởng đó.

"Nghìn lẽ một đêm" được quan tâm chủ yếu là bởi những gì chúng ta gọi là "Thần bí phương Đông" - những câu chuyện đều được trang bị với những phép màu, xuất hiện kỳ lạ và siêu nhiên, và những cảnh khủng bố, nhưng trong “Nghìn lẽ một đêm” những điều đó còn xuất hiện nhiều hơn nữa. Tôi có thể thấy rõ điều này khi tôi đọc lại bản “Nghìn lẽ một đêm” hồi những năm tôi hai mươi. Bản tôi đọc này được dịch bởi Raif Karadag, người giới thiệu lại cuốn sách cho công chúng Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm 1950. Đương nhiên như hầu hết độc giả, tôi không đọc từ đầu tới cuối truyện, mà để sự tò mò dẫn lối tôi từ câu chuyện này qua câu chuyện khác. Tới lần đọc thứ hai, cuốn sách khiêu khích và tạo ra rắc rối cho tôi. Ngay cả khi tôi lướt từ trang này sang trang khác, kìm nén bởi sự hồi hộp, tôi bực bội và đôi khi cảm thấy ghét những gì mình đã đọc. Điều đó nói lên rằng tôi chưa bao giờ cảm thấy mình đã đọc với một ý thức trách nhiệm cao, như đôi khi chúng ta đọc một tác phẩm kinh điển; Tôi đọc với sự quan tâm rất lớn, trong khi lại ghét các yếu tố mà tôi quan tâm. Ba mươi năm sau, tôi nghĩ rằng tôi biết nó là gì, những điều đã làm phiền tôi rất nhiều: Trong hầu hết các câu chuyện, đàn ông và phụ nữ cùng tham gia vào một cuộc chiến tranh không ngừng của sự lừa dối. Tôi đã mất bình tĩnh bởi cái vòng  luẩn quẩn không  bao giờ kết thúc của trò chơi, thủ đoạn, sự phản bội, và những hành động khiêu khích. Trong thế giới của “Nghìn lẽ một đêm”, người phụ nữ không bao giờ có thể tin cậy được. Bạn không thể tin phụ nữ dù chỉ một điều khi họ nói rằng họ không làm gì cả nhưng lại lừa người đàn ông với các trò chơi nhỏ và mưu mẹo của họ. Nó bắt đầu ngay  từ trang đầu tiên, nàng Sheherazade giữ một người đàn ông mà mình không yêu khỏi giết mình bằng cách bỏ bùa anh ta bằng những câu chuyện của nàng. Nếu mô hình này được lặp đi lặp lại suốt cuốn sách, nó chỉ có thể phản ánh một cách sâu sắc điều đó và về cơ bản những người đàn ông sợ những người phụ nữ trong văn hóa mà nó tược tạo ra. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế là những người phụ nữ sử dụng vũ khí thành công nhất là sự quyến rũ của họ. Với ý nghĩa này, “Nghìn lẽ một đêm” là một biểu hiện mạnh mẽ về sự sợ hãi kìm nén của người đàn ông trong thời đại của họ: Rằng những người phụ nữ có thẻ bỏ rơi họ, cắm sừng họ, kết tội họ, từ đó làm họ cô đơn.

Câu chuyện gây ra sự kích động mạnh mẽ và trụy lạc nhất là câu chuyện về hoàng đế, người mà theo dõi toàn bộ hậu cung của mình cắm sừng anh ta bởi các nô lệ da đen. Điều này khẳng định tất cả những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của đàn ông và những định kiến của họ về phái nữ. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà những nhà văn nổi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thời kỳ hiện đại theo trường phái chính trị “Chủ nghĩa xã hội hiện thực" như Kemal Tahir chọn câu chuyện này để nhào nặn thành bất cứ câu chuyện gì mà họ có khả năng làm ra.

[...]

Sự chán ghét của tôi sau khi đọc “Nghìn lẽ một đêm” lần thứ hai có thể là xuất phát từ khía cạnh đạo đức của câu chuyện mà đôi khi nó làm tổn thương các nước phương Tây. Trong những ngày đó, những người Thổ Nhĩ Kỳ trẻ như tôi tự coi mình là hiện đại bằng cách xem những tác phẩm văn học kinh điển của Phương Đông như một cánh rừng đen tối không thế xuyên thủng. Giờ đây tôi nghĩ rằng những gì chúng tôi thiếu là một "điểm mấu chốt", một cách thâm nhập vào văn chương mà vẫn bảo tồn được quan điểm hiện đại, nhưng vẫn cho phép chúng tôi đánh giá sự kỳ lạ, hài hước và những nét đẹp ngẫu nhiên trong đó.

Chỉ đến khi tôi đọc “Nghìn lẻ một đêm” lần thứ ba tôi mới có thể sưởi ấm cho nó. Nhưng trong quãng thời gian này, tôi muốn hiểu điều gì đã quá quyến rũ các nhà văn phương Tây qua các thời đại, những gì đã làm cho cuốn sách thành một tác phẩm kinh điển. Giờ tôi đã thấy nó như một đại dương những câu chuyện, một đại dương không có điểm kết thúc và những gì làm tôi kinh ngạc là tham vọng của nó, sự bí ẩn nội tại hình học của nó.

[...]

Vì vậy, vào lần thứ ba tôi đọc lại, tôi đã có thể đánh giá cao "Nghìn lẻ một đêm" như một tác phẩm nghệ thuật, để tận hưởng logic của những trò trơi vượt thời gian, của sự cải trang, trốn tìm, và nhiều sự lừa gạt của nó.

[...]

 Với sự giúp đỡ của các phiên bản chú thích bằng tiếng Anh, tôi đã có thể đọc được “Nghìn lẽ một đêm” trong logic bí mật của nó khi tôi đang ở độ tuổi ba lăm, những trò đùa bên trong, sự phong phú, vẻ đẹp nhu mì và kỳ lạ, sự chen ngang xấu xa, hành động vô liêm sỉ và cả sự thô tục, nói một cách ngắn gon nó là một kho báu. Mối quan hệ yêu-ghét trước đây của tôi với cuốn sách đã không còn quan trọng nữa: Đứa trẻ không thể nhận ra thế giới của mình trong đó là đứa trẻ không thể chấp nhận cuộc sống của nó như nó vốn như vậy.

[...]

 Tôi đã từ từ thấy rằng trừ khi chúng ta chấp nhận “Nghìn lẽ một đêm” như nó vốn có, nó sẽ tiếp tục giống như cuộc sống, nếu chúng ta từ chối chấp nhận nó,  nó sẽ như là nguồn gốc của sự bất hạnh. Người đọc nên tiếp cận cuốn sách mà không nên hy vọng hay định kiến và đọc nó với niềm vui, theo ý tưởng bất chợt và logic của riêng nó. Mặc dù có lẽ tôi đã đi quá xa, có lẽ là sai lầm khi gửi một độc giả tới cuốn sách với bất kỳ một định kiến nào.

Tôi vẫn còn muốn sử dụng cuốn sách này để nói một điều về việc đọc và cái chết. Có hai điều mà mọi người luôn nói về “Nghìn lẽ một đêm”. Một là chưa có ai từng đọc cuốn sách này từ đầu cho tối cuối. Hai là bất cứ ai muốn đọc nó từ đầu tới cuối chắc chắn là sẽ chết. Dù vậy một người đọc tỉnh táo sẽ thấy hai cảnh báo này phù hợp với nhau mà sẽ đọc truyện một cách cẩn trọng. Nhưng không có lý do nào để sợ hãi cả. Bởi vì tất cả chúng ta đều sẽ chết vào một ngày nào đấy, cho dù chúng ta có đọc nghìn lẽ một đêm hay là không.

Nghìn lẽ một đêm.
( Lược dịch từ tập Other colors - Orhan Pamuk)

No comments:

Post a Comment